Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

ĐI TÌM NGUỒN GỐC CƠN NGỨA Ở HẮC LÀO: Ngăn Chặn Và Điều Trị

Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về Histamin, thủ phạm gây ra ngứa ở các căn bệnh ngoài da, trong đó có Hắc lào. Vậy tại sao chúng ta phải biết về Histamin cũng như cơ chế vận hành của nó, việc này giúp ích gì trong quá trình ngăn chặn cơn ngứa cũng như hỗ trợ điều trị Hắc lào?


Thật ra là có đấy. Theo thông thường, điều trị Hắc lào thường sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da, ức chế sự phát triển của vi nấm chứ không tác dụng vào trong cơ thể nên không có tác dụng giảm cơn ngứa ở những vùng bị hắc lào. Trong những trường hợp như vậy, người dùng chỉ còn cách chịu đựng và kiềm chế không gãi, tác động lên vùng ngứa quá nhiều nhằm tránh da bị tổn thương và lây lan sang những vùng xung quanh - đó là lời khuyên chung của mọi bác sĩ, chuyên da đến người bệnh.

Tuy nhiên, với một số ít người bệnh, cơn ngứa quá khó chịu do bệnh đã ở trong tình trạng nặng, hay người bệnh không thể tự tiết chế việc gãi khi ngứa, thì bác sĩ có thể kê đơn dạng thuốc uống để đẩy mạnh quá trình điều trị, và có thể thêm vào đó một loại thuốc kháng histmin khi bác sĩ thấy cần thiết hoặc bệnh nhân tự yêu cầu để giảm ngứa. Vậy thuốc kháng histamin hoạt động như thế nào.
Trước hết, gọi là kháng histamin, tuy nhiên thành phần của loại thuốc kháng histamin này là những chất "tranh giành" thụ thể H1 và H2 của histamin. Nghĩa là thay vì để histamin liên kết với thụ thể H1 H2, tạo nên những Histamin-H1, Histamin-H2 gây nên những triệu chứng, tác dụng xấu thì thuốc kháng histamin tranh thủ liên kết với những H1 và H2 đó trước, khiến do các histamin tự do không có chỗ liên kết, không thể gây hại đến cơ thể do chỉ một hình histamin không có hoạt tính.
Đối với các bệnh ngoài da, thuốc kháng histamin chỉ giúp điều trị dị ứng chứ không thể trị dứt điểm bệnh. Cụ thể đối với Hắc lào, thuốc kháng histamin chỉ giúp giảm ngứa, không thể diệt trừ được vi nấm bên ngoài da. Điều này gây nên những nhầm lẫn không nhỏ cho người bệnh, sau khi dùng thuốc người bệnh dần cảm thấy hết ngứa thì lại lầm tưởng bệnh thuyên giảm, dùng thuốc vài ngày thấy không còn ngứa nữa, vết mẩn đỏ mờ đi, cho rằng bệnh đã hết thì ngưng thuốc. Những lầm tưởng này là do chưa hiểu đúng quá trình tác động của thuốc, dẫn đến các chữa trị sai. Thực tế là ngay sau khi hết thuốc, những triệu chứng của bệnh (ngứa) sẽ quay lại, thậm chí là phát tác mạnh hơn.
Thuốc kháng histamin chỉ giúp giảm các phản ứng dị ứng

Do đó, muốn điều trị hắc lào, người bệnh cần tuân theo liệu trình một cách nghiêm ngặt, dùng thuốc đúng thời điểm, đúng liều và đúng cách. Đồng thời để tránh cơn ngứa khó chịu, người bệnh nên hạn chết tiếp xúc với hóa chất, bụi bặm, ăn các chất gây kích ứng (như hải sản)... - những điều khiên histamin tìm đến thụ thể H1 H2 nhanh hơn. Kết hợp cả trong lẫn ngoài một cách hợp lý, tuân thủ nghiêm túc thì hắc lào sẽ dễ dàng bị đẩy lùi. Chỉ cần một chút chủ quan trong quá trình điều trị, Hắc lào sẽ đeo bám dai dẳng và dễ dàng tái phát.
Và một lưu ý khác khi sử dụng các loại thuốc kháng Histamin, các loại thuốc kháng histamin thế hệ 1 thường có khá nhiều tác dụng phụ như gây ức chế thần kinh trung ương, khiến buồn ngủ, thời gian tác dụng ngắn. Hiện nay đã có các loại thuốc khác histamin thế hệ 2, hạn chế các điểm yếu của thế hệ thuốc cũ. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà sử dụng các loại thuốc khác nhau, chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ thị của bác sĩ
Với những kiến thức qua 2 bài viết vừa rồi, hy vọng các bạn đã trang bị thêm cho mình những kiến thức trong việc chiến đấu với căn bệnh hắc lào.
Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe.

Để biết thêm về bệnh hắc lào, xin mời các bạn xem thêm các bài viết trên website: khoihaclao.com. Khi cần tư vấn thêm về căn bệnh này, hãy gọi tới hotline (24/7): 0902 122 425 hoặc để lại thông tin của bạn (SĐT) ở dưới mục bình luận, chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn, xin cảm ơn!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét